Bài học E-marketing từ chiến dịch Bikini Ngọc Trinh – Vietjet Air

Tuần rồi bận bế giảng cho 2 lớp truyền nghề và kịp khai giảng thêm 1 lớp nên chưa kịp bình luận cùng anh em vụ “Bikini Ngọc Trinh – Vietjet Air”. Thực ra là có chém rồi nhưng chém offline trong lần tư vấn cho em Sơn – co-founder Dongho3s nhân vụ em ấy chuẩn bị lấn sân vào đồng hồ chính hãng.
   Nay thứ 6, công việc đã gọn ngồi tỉ tê câu chuyện coi như giải trí cuối tuần và cũng là rèn luyện thêm “tư duy marketing” dựa vào việc phân tích các “case study” qua góc nhìn của e-marketer. Đó là 1 cách rèn luyện tư duy mà mình hay nhắc nhở các học trò tại E1.edu.vn nên làm thường xuyên.
   Nói thật mình rất ít khi phân tích mà lại nhận định về sự đúng sai của 1 sự kiện đã xảy ra lắm. Vụ Bikini Ngọc Trinh – Vietjet Air mình thấy khá nhiều chuyên gia nhảy vào xâu xé về sự đúng sai về chuyện văn hóa về chuyện phản cảm hay không phản cảm!
   Với riêng mình – 1 kẻ đã từng lang thang trên forum nước ngoài nhiều năm để học SEO phần nào hiểu cái thứ văn hóa “phương Tây” nó ra sao, có lẽ chuyện phản cảm với mình gần như là không có. Hôm qua mình có tranh thủ làm 1  poll nho nhỏ trên cộng đồng E-marketing Việt Nam (http://goo.gl/0oaNFY). Thật mừng là các anh em e-marketer trẻ đều cảm thấy ko phản cảm, bởi về cơ bản khi xác định là 1 e-marketer hiện đại phần nào anh em đã dần bớt “cổ hủ” cố gắng nhìn theo góc nhìn hiện đại, thế kỉ 21 rồi mà. Mấy chuyện có hợp văn hóa hay không hợp văn hóa có lẽ nên để các chuyên gia về văn hóa luận bàn đánh giá. Ở bài viết này chúng ta sẽ chỉ nhìn sự việc dưới góc độ của 1 người làm e-marketing mà thôi!
Lý do Vietjet Air tiếp tục dùng bikini cho chiến dịch lần này
  Trước khi phân tích các bài học về chiến dịch lần này chúng ta cùng nhìn lại lịch sử 1 chút. Cách đây 2 năm vào đầu tháng 8/2012 Vietjet Air cũng từng làm 1 chiến dịch múa bikini trên máy bay. Theo 1 số nguồn tin mình thu thập được thì lần đó tuy bị phạt hành chính, bị “chửi” te tua trên mạng nhưng Vietjet Air vẫn tăng doanh thu “chóng mặt”. Thế nên ko phải tự nhiên mà họ tiếp tục chọn bikini làm vật phẩm truyền thông cho lần này.
Bài học 01: Vietjet Air sử dụng tốt chiến lược Influence Marketing
Influence Marketing là chiến thuật sử dụng người có tầm ảnh hưởng đến tập khách hàng mục tiêu để truyền đi thông điệp hoặc kích thích khách hàng “hành động”. Influence Marketing là 1 kênh nhả content khá tốt và hiệu quả. Vietjet Air đã sử dụng Ngọc Trinh làm kênh này. Ngọc Trinh là 1 người có lượng theo dõi lớn trong đó có khá nhiều là lớp trẻ- đối tượng khách hàng mục tiêu mà Vietjet Air hướng tới. Chỉ cần 1 post của cô ấy cũng đủ để “cư dân mạng xôn xao”.
Bài học 02: Vietjet Air sử dụng tốt chiến lược Content Marketing
Mục đích của Vietjet Air lần này là tập trung mở rộng tập khách hàng mới, đây là tầng khách hàng đầu tiên, chỉ cần kích thích trí tò mò họ sẽ tìm hiểu, từ đó tiếp tục nhả các content khác để điều hướng hành vi mua hàng. Trong content marketing, nhả content đúng tầng khách hàng là 1 trong những việc quan trọng quyết định đến thắng lợi của 1 chiến dịch marketing. Vietjet Air cố tình làm “rùm beng” để thu hút tập khách hàng mục tiêu. Ngay sau đó ít ngày họ ra content “mua vé máy bay giá cực rẻ” để điều hướng tập khách hàng này. Có vẻ mọi chuyện đã được lên kế hoạch khá chi tiết. Ngoài ra Vietjet Air sử dụng rất tốt “content do người dùng tạo ra”. Chắc hẳn các bạn đã thấy khá nhiều blogger, chuyên gia đua nhau viết về sự kiện này.
Bài học 03: Vietjet Air sử dụng tốt kênh báo chí và truyền thông xã hội
  Chắc các bạn còn nhớ, đợt chiến dịch báo chí liên tục “ra bài’ về bikini Vietjet Air. Báo chí đã bị “điều hướng” 1 cách thông minh. Đầu tiên là vụ Ngọc Trinh share ảnh lên Facebook cá nhân, các bạn hẳn đã biết có khá nhiều phóng viên theo dõi, nằm vùng tại FB của cô ấy, chỉ 1 hành động nhỏ là có thể bị “lên bài’ ngay. Tất nhiên ông bầu Khắc Tiệp cũng đã chuẩn bị sẵn ‘mồi lửa” cho chiến dịch lần này rồi. Báo chí là kênh để ‘châm mồi lửa’ nhanh nhất. Ngay sau đó 1 loạt các fanpage (TTXH) đã share điên cuồng các tin tức về ‘Ngọc Trinh” vô hình quảng cáo cho Vietjet Air. Tất nhiên về cơ bản 3 bên cùng có lợi thôi, báo chí được visit, Vietjet Air được quảng cáo, Ngọc Trinh thì được “hâm nóng’ lại hình ảnh vốn đã rất nóng.
   Sự kết hợp sóng đôi của báo chí và truyền thông xã hội lần này cũng khiến cho chiến dịch thành công khá mỹ mãn.
Bài học 04: Vietjet Air rất dũng cảm đối mặt với dư luận
   Thực ra đây không phải là 1 bài học, nó là 1 lời khen dành cho Vietjet Air. Ở Việt Nam thói GATO đã ăn vào máu khá nhiều người, đôi lúc nó đã trở thành 1 căn bệnh khó chữa. Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sinh ra đều có 1 sứ mệnh riêng, hãy cứ vững bước và tin vào sứ mệnh ấy, đừng quá bận tâm đến dư luận. Như mình chẳng hạn, sứ mệnh của mình là “hạn chế tối đa rủi ro của doanh nghiệp” tất cả những việc mình làm đều mục đích hoàn thành sứ mệnh ấy: tư vấn và đào tạo nhân sự.
Vietjet Air cũng vậy. Cùng nhìn qua sứ mệnh của họ nhé: (http://goo.gl/qvl7Sn)
    -Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp. Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không.
   -Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế cho mọi
     người dân.
    -Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội và những nụ cười thân thiện.
    Lời cuối chúc Vietjet Air sớm hoàn thành sứ mệnh của mình, chúc Việt Nam ngày càng có thêm nhiều chuyến bay giá rẻ.

(Trần Hiếu – Cố vấn SEO & Marketing Online)
Tặng anh chị em bạn bè bộ ảnh của Ngọc Trinh nhé!





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THẤT BAI TỪ SUY NGHĨ

6 ĐẠO LÝ DÙNG NGƯỜI cần biết trước khi QUÁ MUỘN