Thực trạng đáng báo động của nền giáo dục đại học VN

Tuần rồi chưa viết được bài nào phần vì mải mê mấy vụ sự kiện cho YCS Club, hơn nữa bàn phím mới hỏng. Hôm nay cậu em trai mới mua cho cái bàn phím mới nên tranh thủ mấy dòng. Còn nợ cả nhà khá nhiều chủ đề. Tuần tới sẽ tranh thủ trả nợ hết.
Ở bài viết trước chúng ta đã bàn về chuyện bằng cấp ở Việt Nam (http://goo.gl/TZBJZ3) ở bài viết này chúng ta cùng đưa góc nhìn rộng ra 1 chút nữa để nhìn lại thực trạng của giáo dục đại học ở Việt Nam, hướng ra thế giới 1 chút (cụ thể là đại học ở Mỹ) để hướng tới 1 tương lai tốt đẹp hơn.
Phương pháp giảng dạy kém hiệu quả
Phần lớn chỉ là giao thức giảng dạy 1 chiều, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Theo mình đây là 1 trong những điểm đáng lưu ý nhất. Hồi năm đầu đại học, mình thấy thầy và trò ở đại học khá xa lạ với nhau. Thực ra người thầy ko những giảng dạy kiến thức, đôi lúc còn cho bạn động lực, định hướng nghề nghiệp. Đó có lẽ là điều mà sinh viên Việt Nam thiệt thòi so với sinh viên nước ngoài. Cá nhân mình thì những năm sau đó mình tự cái thiện khá nhiều, mình chơi khá thân với 1 số thầy giáo trong trường. Ngay cả đến bây giờ, thi thoảng rảnh rỗi mình vẫn ngồi uống bia quán xá với 1 số thầy hàn huyên chuyện năm xưa. Tất nhiên vì nhiều lý do khác nên sau đó mình rời trường đi tìm con đường riêng mà chưa kịp lấy tấm bằng đại học.
Chương trình học đại học ở Việt Nam nhiều lý thuyết, ít thực tế
     Nếu ai đã từng học đại học rồi chắc sẽ biết, những giáo trình dạy đại học khá dày, có những cuốn xuất bản từ rất lâu, kiến thức đã cũ nhưng vẫn được đưa ra giảng dạy, không thấy bổ sung, cập nhật …. Vấn đề thực tế, mình từng trao đổi với ca sỹ Minh Beta – tác giả bài hát Việt Nam ơi! tốt nghiệp đại học Harvard – Mỹ, anh xác nhận: ở Mỹ, chương trình học gồm khá nhiều case study thực tế được đưa vào làm giáo trình giảng dạy, anh họcvà ghi nhớ được khá nhiều điều bổ ích từ những case study đó.
Tất nhiên cũng có 1 số trường hợp đặc biệt, 1 số trường đã cập nhật kiến thức mới, năm 2013 mình có hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho 1 số bạn Ngoại thương và 1 số bạn ở trường dân lập về đồ án SEO – Marketing Online. Sự thực khi các bạn sang xin mình cũng hơi bất ngờ. Âu cũng là 1 điều đáng mừng vì 1 số trường, 1 số khoa viện cũng đã nhìn nhận được 1 số vấn đề mới, tuy rằng chưa nhiều.
Chương trình học đại học ở Việt Nam khá dài, theo 1 số tài liệu thống kê mình tìm đc thì ở Việt Nam sinh viên phải học nhiều hơn ở Mỹ tới 60%. Nội dung học thì làng nhàng, mỗi thứ một tí. Chương trình đào tạo không phải dạy nghề nhưng cũng không phải đào tạo 1 người có kiến thức chuyên sâu. Đó cũng là lý do mà các doanh nghiệp Việt Nam gần như phải đào tạo lại nhân sự khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường. Thế là quả bóng lại được đá sang “doanh nghiệp” trách nhiệm thuộc về ai ?? hay lại thuộc về xã hội ??
Sinh viên ít có quyền tự lựa chọn môn học
Chương trình dạy mới theo tín chỉ đã có tín chỉ lựa chọn tuy nhiên theo mình khảo sát thực tế thì số môn lựa chọn chưa nhiều, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số môn cần phải học. Ở Mỹ sinh viên được quyền tự chọn tới ⅓  thời gian học. Họ có quyền chọn 2 ngành chuyên môn, 1 chính 1 phụ. Ở Mỹ có 1 triết lý khá hay đó là trang bị cho sinh viên ra trường đổi ngành mà không cảm thấy hẫng hụt. Khi ra trường, sinh viên Mỹ có thể làm ở nhiều chuyên môn khác nhau, không bó buộc vào chuyên môn chính.
Số lượng sinh viên và giảng viên chưa cân đối
Ở Mỹ cứ 1 giảng viên thì có 10 sinh viên, tỷ lệ 1/10 còn như ở Việt Nam ví dụ ở đại học Bách Khoa Hà Nội nơi mình từng theo học là 22/1 – lớn hơn rất nhiều. Điều đó làm giảm khả năng tương tác, hạn chế khá nhiều trong công tác giảng dạy, gây thiệt thòi cho sinh viên. Cũng vì triết lý này mà ở E1.edu.vn mình luôn hạn chế số học viên trên 1 lớp là <=10 người. Dạy nhiều đâu có kham nổi.
Lời kết  
Bài viết này không có ý so sánh hay lý luận về bất kể vấn đề gì, đó chỉ là 1 góc nhìn của cá nhân mình – 1 người đã và đang tham gia đào tạo truyền nghề marketing. Bức tranh nền giáo dục đại học ở Việt Nam có chỗ sáng chỗ tối, suy cho cùng sinh ra ở thời nào thì phải chấp nhận thực tại thời đó, nên dựa vào chính mình để tiến lên mà thôi, đừng quá mong chờ vào sự thay đổi của thực tại.
Đố vui tí! ai đoán được trường đại học nào trong ảnh nhỉ! mình cận lòi! nhìn ko ra ?
bkhn1
( Trần Hiếu – Cố vấn SEO & Marketing Online)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài học E-marketing từ chiến dịch Bikini Ngọc Trinh – Vietjet Air

THẤT BAI TỪ SUY NGHĨ

6 ĐẠO LÝ DÙNG NGƯỜI cần biết trước khi QUÁ MUỘN