Tổng biên tập có nhất thiết phải là nhà báo? (Góc nhìn marketer)
Sáng sớm dậy nghe tin bài trên báo VietNamnet (1 tờ báo điện tử đã qua thời kì huy hoàng) với tiêu đề: Nhiều tổng biên tập không phải là nhà báo (http://goo.gl/iqWiQu) –“Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, năm 2013 cả nước bổ nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong số này có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí”
Lướt qua diễn đàn nhà báo trẻ của anh Bút Lông xem các nhà báo nói gì! Các nhà báo phần lớn đều phàn nàn về thực trạng tiêu cực…Âu cũng là thực trạng đau lòng. Mới đây nhất là vụ tổng biên tập Đinh Đức Lập và báo người cao tuổi của chú Hoa…
Hay mới đây là vụ bé Nhật Nam làm tổng biên tập 1 báo ở Đông Nam á: http://goo.gl/55Ruxv
Hay mới đây là vụ bé Nhật Nam làm tổng biên tập 1 báo ở Đông Nam á: http://goo.gl/55Ruxv
Chuyện báo chí hãy cứ để báo chí giải quyết, ở bài viết này chúng ta – những marketer sẽ cùng bàn bạc về chuyện này nhưng dưới góc nhìn của 1 e-marketer về chuyện tổng biên tập các báo điện tử có nhất thiết phải là nhà báo không nhé?
Đầu tiên các e-marketer cùng mình tìm hiểu xem “nhà báo” là gì đã nhé! Mình cá là nhiều anh em marktert trẻ còn chưa nhiểu định nghĩa “nhà báo”.
Nhà báo còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí…Thực ra thì ở Việt Nam, người ta lạm dụng quá nhiều từ “nhà báo”. Ở nước ngoài, người mới vào nghề báo chí thường bắt đầu bằng công việc “trợ lý phóng viên”. Hôm khai trương Khuyên Club, mình có hỏi anh Nguyễn Quyết – báo Lao Động về chuyện thẻ nhà báo thì sau 3 năm hoạt động sẽ được bộ 4T xem xét cấp thẻ. Lúc đó bạn sẽ trở thành nhà báo chuyên nghiệp.
Như vậy tức là kha khá bạn trẻ mới ra trường chưa được gọi là “nhà báo chuyên nghiệp” như đúng nghĩa của “nhà báo”.
Quay lại chủ đề: tổng biên tập báo điện tử có nhất thiết phải là nhà báo không ? Tổng biên tập là chức vụ cao nhất, người đứng đầu 1 tòa soạn báo điện tử, chịu trách nhiệm về nội dung trước pháp luật cũng như là người quyết định đến những vấn đề liên quan đến sự phát triển của trang báo điện tử. Thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn các công việc biên tập nội dung là do ban thư kí tòa soạn phụ trách và chịu trách nhiệm trước tổng biên tập và tòa soạn.
Như vậy, tổng biên tập không nhất thiết phải biết viết bài nhưng vẫn nên biết về nghiệp vụ báo chí. Nghiệp vụ này thì có thể qua 1 số trung tâm đào tạo nghiệp vụ báo chí để học.
Trong quá trình mình đi tư vấn bên các tòa soạn điện tử, mình thấy rằng các tổng biên tập ở các báo điện tử phần lớn là các tổng biên tập của báo giấy và đã có tuổi, rất ít hiểu biết về công nghệ, marketing online. Trong khi đó, báo điện tử muốn phát triển bền vững được thì bắt buộc phải áp dụng và cật nhật công nghệ liên tục và những ứng dụng của marketing online để tăng lượng độc giả. Bản thân mình đã phải khá mất thời gian để thuyết phục những tổng biên tập có tuổi hiểu và áp dụng những điều mới này. Dù rằng từ hồi 2011-2012 mình cũng từng đi tư vấn sử dụng google adwords trong khối ngành công nghiệp nặng, từng thuyết phục những CEO tầm 6x…nhưng sự thực thuyết phục những tổng biên tập 6x không hề dễ dàng, đôi lúc vẫn phải “bó tay”.
Mình cũng từng tâm sự chuyện này với 1 số nhà báo trẻ. Mới đây mình có gặp anh A -thư kí 1 tòa soạn điện tử. Anh A cũng từng chuyển công tác qua rất nhiều tòa soạn, từng cố gắng thuyết phục các “sếp” tổng biên tập có tuổi áp dụng những công nghệ mới, những hướng đi mới nhưng mọi chuyện thường kết thúc bằng việc anh rời bỏ tòa soạn do bất đồng quan điểm với tổng biên tập. Mới đây, anh khá hào hứng khi về đầu quân vị trí thư kí tòa soạn cho 1 tòa soạn mới với 1 vị tổng biên tập khá trẻ, hiểu biết công nghệ mới. Vì lý do bảo mật cá nhân, mình xin phép được giữ kín tên và tòa soạn điện tử này.
Vậy nên tổng biên tập báo điện tử nên là 1 người biết về công nghệ mới…Có thể đó là 1 mơ ước xa vời giữa thời quá độ này. Nhưng chuyện tương lai, ai mà biết được. Bánh xe lịch sử sẽ nghiến tất cả những gì làm cản trở nó.
( Trần Hiếu – Cố vấn SEO & Marketing Online)
Nhận xét
Đăng nhận xét