6 ĐẠO LÝ DÙNG NGƯỜI cần biết trước khi QUÁ MUỘN


Chiêu mộ được nhân tài không phải chuyện khó, nhưng làm sao để dùng họ lại không phải chuyện dễ dàng.



1. Đối với một quản lý mà nói, sự nhân từ và thiện chí của bạn nếu không được dùng đúng lúc đúng chỗ vậy thì sẽ sản sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có

Người không hiểu lại hiểu nhầm thành bạn mềm yếu và nhân nhượng. Người ngoài nhìn vào lại tưởng là bạn không có năng lực. Người nỗ lực lại cho rằng bạn thưởng phạt không công minh.

Có một lần tôi định đuổi việc nhân viên, một quản lý trong công ty nói: Người này thực ra vẫn có thể giữ, hay là cứ giữ cô ấy đi.

Tôi nói: Nếu cô là người trả lương cho cô ấy, cô có giữ không?

Cô ấy nói: Vậy thì không được, không giữ.

Vậy đó!

Thực ra, ở một xã hội "luận tình nghĩa" này, có nhiều khi nhân viên quản lý của bạn (kể cả những người tài giỏi) mặc dù rất ít khi mắc lỗi trong công việc nhưng ở phương diện này, họ lại thường có những "quan điểm riêng".

Khi quy mô công ty trở nên lớn hơn, những "quan điểm riêng" như vậy sẽ xuất hiện rất nhiều, mỗi người đều có những tình nghĩa riêng, lâu dần, nó sẽ trở thành "thói hư". Vì vậy, nhiệm vụ của một lãnh đạo trong những lúc như vậy là phải thật quyết đoán.

2. Không nên thường xuyên khen ngợi
Khen ngợi nhiều quá, thực ra là đang hại họ. Đừng nghĩ rằng suốt ngày khen ngợi là bạn có thể có được lòng tin của họ. Nên khen ngợi một cách hợp lý, đồng thời nói với họ rằng thế giới rất rộng lớn, đưa họ đi mở rộng tầm mắt, làm vậy họ tự nhiên sẽ tin tưởng bạn. Nếu họ không tin tưởng ở bạn, vậy thì có hợp tác cũng không thể đi được với nhau về lâu về dài.

3. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể "ngồi mát ăn bát vàng"
Không cần bỏ ra quá nhiều cho công ty nhưng vẫn được hưởng mức lương như mọi người, nghĩ rằng công ty còn nhiều người nên mình cứ bình bình thôi, nếu cứ có tư tưởng đó thì bạn thực sự đang làm hại chính mình. Tôi luôn nói với đồng nghiệp của mình rằng năng lực quyết định giá trị.

Chẳng hạn, năng lực của bạn bây giờ đáng giá trên dưới 7 triệu, vậy thì công ty có thể trả cho bạn hơn 1 chút là 8 triệu, nhưng cũng có thể chỉ trả bạn 6 triệu.

Những chỉ cần bạn có lý tưởng, bạn nên nâng cao giá trị của mình, biến mình thành một người đáng giá 20 triệu, vậy thì lúc này, dù bạn không tìm ông chủ nói chuyện ông ấy cũng sẽ tự động tăng lương cho bạn, ít cũng phải trả bạn 16, 17 triệu. Bởi họ biết, với năng lực của mình, bạn bất cứ lúc nào cũng có thể tìm được một công việc từ 16 đến 20 triệu một cách vô cùng dễ dàng.

4. Tất cả những người làm nên được việc lớn đều là những người làm việc với cái tâm
Mỗi một công việc đều cần dùng cái tâm để đối đãi với nó. Đứng từ góc độ của bạn mà nói, nó thể hiện trách nhiệm của bạn đối với chính bản thân mình, và sau đó thể hiện bạn có xứng đáng với công ty mình đang làm hay không. Nếu bạn có rời đi, công ty cũng chẳng ảnh hưởng, không có bạn, họ còn có người khác.

Nhưng bạn thì khác, cơ hội thắng tiến trong công việc dành cho người trẻ hiện nay càng ngày càng ít, bạn không đối xử tốt với nó vậy thì cho dù bạn có đổi bao nhiêu công việc thì cũng sẽ có cùng một kết cục mà thôi.

5. Đối với một doanh nghiệp mà nói, tìm người thích hợp nhất quan trọng hơn tìm được một người giỏi nhất
Đặc biệt là với những người tài giỏi, họ không tìm kiếm cho mình một doanh nghiệp có mức lương cao nhất hay nổi tiếng nhất mà là tìm một nơi thích hợp nhất để họ có thể phát huy được năng lực bản thân.

Suy cho cùng thì con người ta luôn có thể phát huy được tốt nhất khi cảm thấy "hợp". Bạn có thể giỏi, nhưng nếu bạn thấy mình không hợp với văn hóa doanh nghiệp của công ty này vậy thì ít nhất bạn cũng sẽ không thể chuyên tâm vào làm việc.

Cũng giống như yêu đương vậy, đừng tìm người đàn ông giỏi giang nhất, giàu có nhất hay đẹp trai nhất mà hãy tìm người hợp với mình nhất, hiểu mình nhất.

6. Thân là một ông chủ, bạn nhất định phải gắn kết lợi ích của mình với lợi ích của các thành viên trong công ty
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", đoàn kết là sức mạnh vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp. Hiếm thấy ai một mình mà lại làm nên được cả một cơ ngơi cả. Cho đoàn đội của mình thấy rằng bạn mong muốn cùng họ tạo ra giá trị cho tất cả mọi người, cho họ thấy sự đóng góp của họ cho công ty có ý nghĩa to lớn thế nào, có vậy mới mong đi với nhau được lâu dài.


Nguồn: Trường doanh nhân HBR

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài học E-marketing từ chiến dịch Bikini Ngọc Trinh – Vietjet Air

THẤT BAI TỪ SUY NGHĨ